1. Tại sao bạn nên mở cửa hàng tạp hóa? Ở Việt Nam, với đặc điểm điều kiện kinh tế chưa cao, đa phần người dân vẫn có thói quen mua bán là tạt ngang vào tiệm tạp hóa ven đường hoặc gần nhà để mua các vật dụng thiết yếu. Thói quen đi siêu thị hay đặt hàng trên mạng thường chỉ có ở các thành phố lớn nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp. Vì vậy cửa hàng tạp hóa có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp.
Thêm vào đó, nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa để tận dụng mặt bằng của gia đình và “một công đôi việc”, vừa kinh doanh vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình. Vì thế việc mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà ở nông thôn cực kỳ tiện lợi về mặt bằng, bạn không cần lo lắng về chi phí thuê mặt bằng như ở thành phố. Người ta gọi “kinh doanh tạp hóa” là “tích tiểu thành đại” bởi số lãi trên từng mặt hàng không cao, sẽ chỉ giúp bạn trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn có thêm các kiến thức về marketing hay quản lý cửa hàng, bạn vẫn có những cách để tạo ra số lãi gấp nhiều lần. Đặc biệt với đặc trưng là hàng tiêu dùng, nên cửa hàng của bạn lúc nào cũng có người ra người vào, bạn sẽ không bị nản chí. 2. Cần bao nhiêu vốn để mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà Nhiều người nói rằng việc mở cửa hàng tạp hóa là hình thức kinh doanh không “kén” tài chính, nhưng tất nhiên bạn vẫn phải biết những chi phí cơ bản cần chi trả khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa. 2.1 Chi phí thuê mặt bằng Nếu bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa nhỏ ở nông thôn thì vấn đề mặt bằng không đáng lo ngại, vì chủ yếu bạn sẽ tận dụng mặt tiền của gia đình mình. Tuy nhiên với một số trường hợp chưa có mặt bằng, cần phải đi thuê thì hãy lưu ý lựa chọn những mặt bằng ở gần khu vực đông dân cư, nơi có mật độ dân số cao, người dân sẽ có nhu cầu mua sắm tạp hóa thường xuyên hơn. Với một mặt bằng trung bình tối thiểu khoảng 30-50m2 với mức giá từ 5-7 triệu đồng là bạn có thể thuê được một mặt bằng ưng ý rồi. 2.2 Chi phí nhập hàng Một trong những chi phí quan trọng nhất mà chủ cửa hàng đau đầu là khâu nhập hàng tạp hóa ở đâu để tối ưu chi phí. Nguồn vốn nhập hàng sẽ dao động từ 100 – 150 triệu tùy quy mô cửa hàng. Để tìm hiểu cần nhập những nguồn hàng gì bạn nên ghé các cửa hàng tạp hóa gần đó để xem hàng hóa họ thường nhập là gì, các thương hiệu thường được sử dụng là loại nào? Số lượng hàng nhiều hay ít. 2.3 Chi phí mua sắm phần cứng cho cửa hàng Bạn sẽ cần kệ đựng đồ cho hàng tạp hóa, kho hàng cũng cần có kệ riêng cho kho, camera giám sát cửa hàng, máy tính tiền, két tiền, tủ lạnh, tủ đông,… Phần chi phí này tuy quy mô cửa hàng mà có mức chi khác nhau về số lượng. – Kệ cao 1m8: giá 600.000VNĐ, kệ meka đựng kẹo cao su và các kẹo thơm miệng thường đặt ở quầy thanh toán,.. – Những khoản kệ, hộp đựng này sẽ chiếm khoảng từ 3.000.000 – 5.000.000 vnđ. – Camera có rất nhiều chất lượng khác nhau nhưng chỉ trên, dưới 1 triệu đồng là bạn có thể sở hữu một chiếc camera giám sát an ninh hoàn hảo cho cửa hàng tạp hóa nhỏ của bạn rồi. – Tủ lanh, tủ đông có thể có hoặc không nếu bạn bán thêm các mặt hàng tươi như sữa chua, nước giải khát,.. – Máy tính tiền, két tiền, màn hình thanh toán dự kiến từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ, 3. Những khó khăn thường gặp khi mở cửa hàng tạp hóa Kinh doanh tạp hóa có thể thu vốn nhanh, nhưng lại có một số khó khăn, thử thách nhất định: Thứ nhất, Bạn phải nhập rất nhiều mặt hàng với nhiều nhà cung cấp khác nhau để phục vụ nhu cầu khách hàng. Vì vậy bạn cần có sự sáng suốt trong việc quản lý hàng hóa, nhớ giá cả từng mặt hàng và bố trí các sản phẩm sao cho khách hàng dễ tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm. Hiện tại nhiều chủ cửa hàng đã giải quyết khó khăn này bằng cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng dành cho cửa hàng tạp hóa nhỏ ở nông thôn. Khi sử dụng phần mềm, dù bạn trực tiếp bán hàng hay thuê người, sẽ không bao giờ phải nhớ giá sản phẩm hay gặp rắc rối trong quản lý hàng hóa. Ngoài ra, phần mềm còn giúp bạn quản lý tồn kho rất hiệu quả, giúp bạn đưa ra những kế hoạch bán hàng phù hợp.
Thứ hai, cửa hàng tạp hóa thường phải cạnh tranh rất cao, vì có những nơi tiệm tạp hóa nằm san sát nhau. Khó khăn này đòi hỏi mỗi chủ cửa hàng khi kinh doanh cần đề ra một chiến lược rõ ràng, chú ý đến các phương pháp marketing, dịch vụ ưu đãi,… Các cửa hàng mở sau tất nhiên sẽ có những thiệt thòi nhất định nhưng không hẳn mở sau là bất lợi. Rất nhiều cửa hàng nhỏ phát triển mạnh tương đương với các cửa hàng lớn, thậm chí còn phát triển khi nằm ngay cạnh các cửa hàng thuộc hạng “đại gia”. Nếu bạn mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp Ví dụ, nếu khu vực bạn mở tiệm tập trung đông công nhân, lao động phổ thông, học sinh, sinh viên thì bạn nên bán với giá rẻ và chịu khó cho nợ, đây là một trong những là ưu tiên hàng đầu. Nếu đối tượng khách của bạn chủ yếu công nhân viên chức, dân văn phòng thì chất lượng, mẫu mã và cách trưng bày hàng hóa lại là yếu tố quyết định. Để tránh được những rủi ro trong bước này, đầu tiên bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, và tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì. Ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như cây kim, sợi chỉ cũng phải đưa vào danh sách mặt hàng cần phục vụ. 4. Một vài lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa Quản lý cửa hàng Khi kinh doanh, việc quản lý cửa hàng bao gồm: quản lý kho, quản lý tài chính, quản lý hàng hóa…. Bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý chặt chẽ các mảng vấn đề trên. Ngoài ra bạn nên tham khảo cách trưng bày sản phẩm của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini để khách hàng khi lựa chọn sản phẩm không bị rối mắt.
Cách để thu hút khách hàng Hầu như điều này đang dần bị lãng quên bởi đa phần các chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ hiện tại là các bà, các cô. Vì vậy, tại các cửa hàng này không bao giờ có khái niệm marketing hay thu hút khách hàng. Nếu bạn là một người trẻ và muốn phát triển lâu dài, kinh doanh có lãi, tạo sự khác biệt so với các cửa hàng tạp hóa để tăng khả năng cạnh tranh thì hãy chọn ra một yếu tố để khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn. Ví dụ các chuỗi cửa hàng vẫn đang làm như khi nhắc đến chuỗi siêu thị Walmart thì người ta nghĩ đến “giá rẻ” hay 7-Eleven khách hàng nghĩ ngay đến bán hàng “24 giờ”. Vì vậy, “giá rẻ”, “dịch vụ tốt”, “nhiều khuyến mãi”,… đều là những thứ khiến khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn. Đặt tên cho cửa hàng tạp hóa Với mặt hàng tạp hóa, bạn cần chọn tên cửa hàng thật dễ gọi, dễ nhớ và thân thiện. Thông thường các cửa hàng tạp hóa nhỏ thường lấy theo tên chủ cửa hàng đặc điểm dễ nhớ của quán. Ví dụ: Tạp hóa Bà Bảy, Cửa hàng ông Ba, quán Cây Đa,…. Trưng bày Với lượng hàng hóa đa dạng như vậy, bạn nên bố trí hàng hóa một cách khoa học, thuận tiện trong việc tìm kiếm và lấy hàng, đặc biệt phải có quầy kệ. Trưng bày hiệu quả cũng là cách giúp bạn tăng doanh số. Đó cũng là lý do tại sao các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hiện đại luôn được trưng bày rất bắt mắt, hấp dẫn. Trên đây là một vài gợi ý cơ bản giúp bạn có những bước đi vững chắc hơn khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa. IPAY Việt Nam chúc bạn phát triển thành công ý tưởng kinh doanh này!